Một ngày rong rảo trên biển Nha trang xinh đẹp tình cờ gặp Ông lão câu cá hiền hậu. Với nhiều năm kinh nghiệm ông lão câu cá chỉ cách câu cá tận tình: cá ăn câu như thế nào, thích mồi gì, các địa điểm, thời gian và dặn nên tránh nơi có chướng ngại vật ở đáy nước vì cước bị vướng, cá hanh sẽ bỏ mồi và ta không đoán biết khi cá dìa ván gặm mồi vì câu ngầm miếng mồi ở cách xa. Lúc nước mảy lớn cá dìa ván từ ngoài khơi vô bãi và sông kiếm ăn đến khi nước ròng thì trở ra biển.
Dùng cơm trắng có thể hoặc trộn ruốc, cá, bóp nhuyễn (nhưng đừng nhuyễn quá, phải có độ rời và vỡ tơi khi giật) bóp kín vào lưỡi rường. Có 2 cách câu: câu đáy và câu lửng.
Câu đáy: Cách này rất hiệu quả, thả lưỡi và mồi tới đáy, canh cước cho vừa căng cong gié câu. Khi cá ăn, gié sẽ rung, ta chỉ cần giật mạnh (cách giật gặt đầu cần) là cá sẽ bị đóng vào miệng (có thể cá bị dính từ 1 đến 2 đao – lưỡi), ta giữ cần đề cá bị đuối rồi thu cước, bắt cá (bước này rất quan trọng, bắt được cá hay không phụ thuộc vào kinh nghiệm của người câu).
Câu lửng: Độ sâu của lưỡi và mồi câu tùy thuộc vào tầm ăn của cá, căn cứ vào đó mà ta canh cước câu. Đối với cách câu này, khi cá ăn rung gié, ta nên hạ đâu cần (lưu ý tùy theo độ nặng của lười và mồi mà ta tính toán độ rơi so với nước để hạ nhanh hay chậm), bởi đặc điểm của cá dìa rất tham ăn, thường chúi đầu xuống để theo mồi mà ta làm động tác này, đặc biệt là rất hiệu quả với cá dìa nâu.
Buổi chiều đầu tiên câu cá dìa ván tại bãi biển Xóm Cồn, mồi cá nục muối bạt cách xa lối 30m, tay cầm cần với 2 ngón tay giữ cước thẳng, tay cầm ống trong tư thế sẵn sàng nghiêng ống cho ra cước khi cá dính câu, chú ý mà không biết cá ăn lúc nào, thay mồi 7 lần, giựt trật 3 lần, nhưng không nản chí. Đến miếng mồi thứ tám tôi mới nhận biết đúng lúc: nhợ câu thẳng, đứng yên không xê dịch, bỗng nhiên tôi thấy nặng nặng ở hai đầu ngón tay giữ cước dường như có cái gì trì kéo nhẹ ở lưỡi câu. Nhớ lại các động tác của ông lão câu cá dìa ván hôm nọ ở cửa sông Xóm Cồn, tôi hạ nhẹ đầu cần một tí rồi “nháng” lên lối 3 tấc (4) tức thì cước tuôn thật nhanh theo chiều nghiêng của ống, được hơn 1 sải tôi xoay ống giữ cước lại, cần bạt cong xuống rồi bật lên, con cá không thể chay ra khơi được nên chạy tạt ngang. Tôi luôn giữ thẳng cước, từ từ quấn ống 4, 5 vòng rồi ngưng để cho cá chạy qua lại chừng 10, 15 giây rồi tiếp tục quấn ống, làm như vậy gần 10 lần con cá đã bị kéo vô sát bờ.Lần đầu tiên tôi câu được con cá dìa ván lớn bằng hai bàn tay.
Những ngày sau tôi đều bắt được một hai con, có con to bằng hai bàn tay xòe, với nhận xét cách cá gặm mồi khác nhau:
– Cảm giác tiếng đông rất nhẹ ở hai đầu ngón tay giữ cước nhưng nhợ câu lại nặng nặng
– Cước đang thẳng bỗng nhiên bị dồn vô đùn lại một tí.
– Cảm thấy một tiếng mổ thật nhẹ đồng thời cước bị kéo thẳng ra vài ly.
– Không có gió tự nhiên cước bị rung nhẹ như lần câu ban đêm taị bãi phía Bắc Xóm Chụt.
Khi biết cá gặm mồi như kể trên, nháng cần lên ngay là dính, nếu chậm vài giây thì mất vì mồi nhỏ và mềm, cá gặm trong 3, 4 giây là hết.
Câu cá dìa ván có 3 điều hứng thú:
– Một là nhận biết kịp thời lúc cá vừa gặm mồi do phản ứng của nhợ câu, nháng cần câu lên vài ba tấc mà không giựt mạnh, là cá dính câu.
– Hai là khi vừa dính câu, cá chạy ào thật mạnh để thoát ra khỏi, lúc đó phải kịp thời nghiêng ống cho cước ra để nhợ câu khỏi đứt hoặc lưỡi câu không sứt mép.
– Sau cùng là lúc lừa cho cá mệt, mau hay chậm tùy theo cá nhỏ hay lớn nếu dùng cước mảnh số 35 mà dính cá lớn phải mất cả nửa giờ.
Bí quyết câu cá dìa
1. Bình Ba: đảo Bình Ba ở phía Nam vịnh Cam Ranh, trong địa phận huyện Cam Lâm.
2. Cước số 35: cước mảnh, ban ngày cá không thấy bóng cước nên dạn ăn.
3. Chì suốt: tiếng địa phương, cục chì cứng có lỗ ở giữa để xỏ cước, khi cá ăn câu chỉ kéo sợi cước, cục chì nằm yên tại chỗ.
4. Nháng lên: hất nhẹ đầu cần lên chứ không giựt mạnh
THÁNG BIỂN ĐỘNG
Tháng 10, 11 và 12 âm lịch biển động mạnh, cá dò từ ngoài khơi kéo bầy vô Gành Đen_ sóng êm hơn tại các đảo_ để ăn rong mọc dầy theo chân gành. Các tay câu tài tử ở Nha Trang không đi câu tại các đảo được thì đến đây giựt cá dò. Sáng sớm ghé chợ mua ruốc làm mồi, đạp xe qua Đồng Đế, Ba Làng, Đường Đệ rồi đến Gành Đen_ một dãy gành đá nằm trong eo hướng nam khuất gió với nhiều chỗ ngồi câu. Cá dò tại đây đều nhỏ bằng hai ngón tay, thỉnh thoảng một vài con lớn bằng bàn tay đi lộn sòng. Cần câu tay, cước mảnh số 30 với lưỡi câu số 20 thật nhỏ vì cá dò miệng nhỏ như cá dìa, mỗi cần cột hai ba lưỡi câu, móc mồi ruốc thả gần chân gành là cá tranh nhau đớp. Tha hồ mà giựt, mỗi lần đều dính, có khi dính cả hai ba con. Những lúc bị động, cá chạy tản đi chỗ khác, họ nhai ruốc phun xuống nước tức xả mồi cho cá bắt mùi tanh tụ lại. Câu đến 12 giờ được vài chục con thì về, người đem theo bánh mì ăn trưa ở lại đến xế, có khi bắt cả trăm con.
Xem thêm: Bí quyết câu cá dìa hiệu quả
-st- từ Lão Trác-caucasaigon
Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm, cá
